Hồ Đinh
 

Từ miền Nam nước Népal, dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn cao ngất, là quê hương ngàn đời của dân tộc Sakya chuyên sống bằng nông nghiệp. Theo sử liệu nói về tiểu sư ? của Thái Tử Siđhartha, tức Đức Phật Tổ, người sáng lập Phật Giáo, thì đây là sinh quán của Đức Phật. Năm đó, thân mẫu Ngài, hoàng hậu Maya đã 45 tuổi mới mang thai Ngài. Trên đường trở về quê nhà, đã hạ sanh Đức Phật tại vườn Lâm Tì Ni, từ nách phải. Ta biết xã hội Ấn Độ thời thượng cổ, theo chế độ đẳng cấp rất nghiệm ngặt.

Theo đó, giai cấp thượng đẳng, được dành cho các giới tăng lữ Bà La Môn, từ Trời sinh ra, gọi là Bràhinana. Kế đó là đẳng cấp chiến sĩ hay quý tộc cầm quyền, gọi là Kshatriya, sinh ra từ bên sườn. Ngoài ra còn có đẳng cấp Vaishya (thương nhân, địa chủ) sinh ra từ bụng và áp chót là Shùdra (thợ thuyền, công nhân, tôi tớ), từ đáy bàn chân. Việc Đức Phật sinh ra từ nách phải, không phải là sự ngẫu nhiên nhưng hàm ý cho biết Ngài thuộc một đẳng cấp cao quý trong xã hội Ấn Độ lúc đó.

Hiện nay thành phố Kapilavastu không còn nửa và quê hương của Đức Phật Tổ cũng bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Phần lớn lãnh thổ của dân tộc Sakya nay thuộc nước Népal, số còn lại nằm ở biên giới Ấn Độ.

Nhưng mấy ngàn năm qua, vết chân của thái tử Tất Đạt Đa hầu như vẫn nguyên vẹn khắp hai miền đại giang nước Ấn. Tại Magada còn di tích Linh Tựu Sơn, trên một ngọn núi có hình dáng như một con chim Tựu. Đây là thánh địa nổi tiếng của Phật Giáo mà thuở sinh thời Đức Phật đã tới truyền đạo và qui tụ hơn 1220 đệ tử của Phật. Riêng Hằng Hà, muôn đời với nước Ấn, được coi như con sông thiêng bất tử, sông phát nguồn từ hai nhánh trên đỉnh Lạp Sơn, sau đó băng qua hơn 2500 cây số và ra biển khơi tại vịnh Bangal. Đây là cái nôi của nền văn hóa Ấn Độ, vì thế hai bên bờ có rất nhiều thánh địa của mọi tôn giáo. Đây cũng là phạm vi truyền giáo của Đức Phật, cho nên thế nhân đã so sánh tư tưởng nhà Phật như nước sông Hằng, nguồn xa, vạn dặm, nước chảy không ngừng, có đến tận chỗ mới thấy chí lý.

Thật vậy, sông Hằng đối với người Ấn, hầu như đa số khi ra đời, đều tìm đủ mọi cách cho được tắm gội trên dòng sông. Đến khi qua phần, thì lại mong được hỏa táng thi thể và đem tro cốt phóng vào trong sông nước muôn trùng. Đức Phật Thích Ca trong khi xuất gia cũng đã trải qua nhiều phương cách, trong đó có nhiều năm hành xác khổ hạnh và cuối cùng đã ngộ. Nơi đó, nay gọi là bến Ni Liên Thiền, nơi Phật tắm gội tẩy trần và được một bé gái mục đồng bố thí cho một bát sữa bò. Chỗ bố thí này, ngày nay là một thánh đường Ấn Độ Giáo. Ngay chiều đó, Ngài qua sông và đến tọa dưới gốc một cây bồ đề, thuộc vùng núi Caya, với tâm nguyện 'không chính giáo, sẽ không bao giờ đứng dâý. Cỏ ngày xưa, Phật trải để ngồi, được gọi là Kim Cương Tòa, còn ngôi tháp cao lớn uy nghi kế đó, cũng là thánh địa của Phật Giáo, được gọi là đại tháp bồ đề Caya. Ngày đắc đạo, Đức Phật trở lại thành Madaga và được nhà vua tặng Trúc Lâm Tịnh Xá, cũng chính là ngôi chùa đầu tiên của Đạo Phật nhưng trung tâm thuyết pháp đương thời lại là Kỳ Viên Tịnh Xá, ngày nay di tích này chỉ còn lại có một đại Phật tháp hư phế, đứng cheo leo cô độc, trên một đỉnh núi cao chừng 100m. Năm 35 tuổi, Đức Phật ngộ đạo và bắt đầu sự nghiệp truyền giáo. Từ đó gót chân của Ngài gần như giẫm nát từ Lộc Dã Uyển Tự Miếu, ở ngoại ô thành phố Varasani (nay là Bénares), thu lại 5 đại đệ tử đầu tiên và những thánh tăng này về sau trở thành những tăng già sớm nhất trong Phật Giáo. Ngày thánh tăng Đại Đường Trần Huyền Trang, tức Tam Tạng đến tham quan Lộc Dã Uyển, thì nơi đó đang có 1500 tăng lữ theo học. Năm 80 tuổi, sau 45 năm truyền đạo, Đức Phật đã viên tịch tại thành Kusinàrà, bên cạnh đệ tử là Canan. Ngày nay khu rừng nơi Phật tịch, gọi là Niết Bàn Đường.

Nhân mùa Phật Đản 2004, theo vết chân Đức Phật thăm lại những nơi chốn ngày xưa, nay đã trở thành những địa danh nổi tiếng, gắn liền với một tôn giáo hoàn cầu cũng là một nền văn hóa tuyệt diệu.

1. Tìm về nguồn gốc của Bụt, Phật và chữ Vạn :

Hai nhà nghiên cứu Đinh Gia KhánhChu Xuân Diên, khi phân tích hai danh từ BụtPhật, đã viết rằng, 'Bụt và Phật' phản ảnh hai con đường của đạo Phật, từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam. Bụt phiên âm từ chữ Phạn 'Buđhá, nên coi như trực tiếp từ Ấn Độ. Còn danh từ Phật, thì bắt nguồn từ Hán Việt, nên coi như gián tiếp ở Trung Hoa sang. Còn hai tác giả Thích Minh ChâuMinh Chí, lại viết rằng, Bụt và Phật đều có nghĩa giống nhau nhưng Bụt là từ ngữ dân gian, còn Phật là danh từ bác học. Hai tác giả này còn căn cứ vào danh từ Bụt để chứng minh là đạo Phật truyền vào nước Nam trước khi sang Trung Quốc.

Theo từ nguyên, ta biết hai danh từ Bụt và Phật, đều là những hình thức phiên âm của Phạn ngữ (sanakrit) 'Buđhá, được người Tàu phiên âm ra nhiều cách và chúng ta đọc theo âm Hán Việt là Phật Đà, Phật Đồ, Phù Đồ hay Phật.. Riêng chữ Bụt cũng là Phật nhưng đọc theo âm Hán Việt xưa. Tóm lại cả hai danh từ Bụt và Phật đều là chữ Hán Việt, chỉ khác một đằng đọc theo âm xưa

(Bụt), còn một cách đọc theo nay (Phật), chứ không phải khác biệt vì con đường du nhập hay tính cách bình dân hoặc bác học. Ngày xưa, trong khi phiên âm các tiếng từ Phạn ngữ sang Hán học, họ hay chọn các danh từ có lối phát âm rất gần với từ nguyên (âm gốc) như Bụt thì đọc gần tương ứng với Buđha. Trái lại ngày nay chữ Phật đọc lên rất khác biệt với âm Bud, nguyên do được giải thích, vì sự biến đổi của ngữ âm qua nhiều giai đoạn. Nói chung Bụt và Phật là hai cách đọc khác nhau của cùng một chữ Hán, phiên âm âm tiết của danh từ Sanskrit Buđha. Do trên không thể vin vào đó mà kết luận rằng đạo Phật đã tới VN trước khi du nhập Trung quốc.

Riêng chữ Vạn trong Phật giáo, được coi như tiêu chí cát tường. Đó là 1 trong 32 tướng của Phật. Ngoài ra trong các hình thức kiến trúc chùa chiền hay các vật dụng thuộc về Phật giáo, chữ Vạn luôn là biểu tương của các hình vẽ hay trang trí.

Nói chung, đó là nét đặc trưng của nền văn hóa đạo Phật.. Giống như cách giải thích về hai danh từ Bụt và Phật, cách phát âm của chữ Vạn cũng đã từng gây tranh cãi nhiều thời trong lịch sử học thuật tại Trung Quốc. Thời Bắc Ngụy, Phổ Đề Lưu Kỳ đã dịch biểu tượng của Phật là Vạn, trong tác phẩm 'Thập Địa Kinh Luận' nhưng sau đó thời Đại Đường, các thánh tăng như Cưu Ma La Thập, Huyền Trang.. trong các tác phẩm như Nghiêm Hoa Kinh, Vô Lượng Nghĩa Kinh..đều dịch chữ Vạn là Đức.

Ai vũng biết tại Ấn Độ, hầu như các kinh điển cơ bản, khởi nguồn của Phật giáo hầu như bị tiêu hủy, không còn nguyên vẹn, cho nên người sau đã không có căn cứ để chứng nhận là giới Phật học lúc đó, đã đọc biểu tượng của Phật là gì. Chữ Vạn hiện nay, theo cách mà chúng ta đang đọc, theo sử liệu cho thấy đã căn cứ theo tài liệu phiên dịch từ thời nhà Tống. Ta biết, Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Trung Hoa cũng như mọi nơi trên thế giới và dĩ nhiên chữ Vạn cũng là độc sáng của giới tăng già Ấn Độ. Thế nhưng trên thực té, ai là tác giả của chữ Vạn, đã có nhiều tranh chấp phức tạp và chiến trường chữ nghĩa này, đã khởi nguồn ngay từ đời nhà Tống. Sự tranh chấp khởi đầu, khi các tăng nhân trong lúc phiên dịch bổ túc bộ 'Danh Nghĩa Tập' đã ghi chú chữ Vạn, với nghĩa là 'Cát Tường Vạn Đức' và khẳng định tác giả chữ này, là Võ Tắc Thiên, đã sáng chế vào năm Trường Thọ thứ 2, khi cướp ngôi nhà Đường đổi thành nhà Châu. Dĩ nhiên giả thuyết này đã bị đánh đổ ngay lúc đó, vì thực tế thiếu các minh chứng khoa học và trên hết chữ Vạn đã có mặt hầu hết trong các kinh điển, khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, trước khi Võ Tắc Thiên chào đời.

Sóng gió lại nổi lên, vào năm 1980 tại huyện Dân Hòa, tỉnh Thanh Hải bên Tàu, các nhà khảo cổ đã khai quật được một bình gốm sứ cổ cao, chung quanh có vẽ bốn chữ Vạn bằng nét nghiêng, có vòng tròn bên ngoài. Qua nghiên cứu cùng phỏng đoàn, chiếc bình này ra đời vào thời kỳ Đồ Đá Mới, cách đây chừng 6 tới 7000 năm.

Sự trùng hợp trên, cũng đã được tìm thấy tại nhiều văn vật, cũng thuộc thời kỳ Đồ Đá Mới, ở Cam Túc, Thanh Hải, Mông Cổ, Quảng Đông và đặc biệt trong một ngôi mộ cổ thời Chiến Quốc, cũng có nhiều tiêu chí, khắc hình các thiên thể bằng chữ Vạn, và chua đó là ngôi sao Chổi. Dù trình độ về hội họa có khác biệt nhưng nói chung mô hình của chữ Vạn thì giống nhau như khuôn đúc. Điều này, cho thấy những cổ dân ở Trung Quốc, đã sử dụng phù hiệu của Chữ Vạn, trước khi Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào đất nước này.

Nhưng đồng thời tại nhiều nơi trên thế giới, phù hiệu Chữ Vạn cũng được các học giả tìm thấy trong nhiều di chí cổ tại Hy Lạp, Ba Tư và Ấn Độ. Do trên người ta đã lập luận rằng, chữ Vạn là một loại ký hiệu, phù chú hay là biểu tượng của một nền văn minh cổ, thờ Lửa và Mặt Trời. Điều kỳ lạ là hình thức chữ Vạn, từ mọi nơi trên thế giới đều giống nhau.

Điều trên đã khiến cho bí ẩn của biểu tượng trên càng lúc càng trở nên bí mật và do thế, chẳng ai nhịn ai về tác quyền của chữ này.

2. Rước Xá Lợi Phật từ Tây An tới Đài Loan :

Tại chùa Pháp Môn ở cố đô Tây An (Trường An) Trung Quốc, đã lưu giữ được 'Xá Lợi Phật Chí, là di cốt ngón tay của Đức Thích Ca Mâu Ni. Đây là kỳ quan thứ chín trên thế giới, có lịch sử hơn 2500 năm, được Trung Hoa xem như là báu vật của nước mình.

Ngày mồng tám tháng tư năm 1987, đúng vào ngày Đản sinh Đức Phật Thích Ca, lúc đó chùa Pháp Mông cũng đang trùng tu lại Bảo Tháp, nên tình cờ mới khám phá được một địa cung của chùa. Sau đó cũng trong năm 1987, Đội khảo cổ thuộc Cục Văn Vật, tỉnh Thiểm Tây đến khai quật địa cung, nhờ vậy Xá Lợi Phật mới tái hiện với nhân thế, sau hơn 1100 năm, bị nhà Đường bí mật niêm phong và cất giữ dưới lòng đất. Theo sử liệu được Tuần San Châu Á trích dẫn, ta biết các vị hoàng đế nhà Đường rất sùng đạo Phật. Chùa Pháp Môn được xây dựng tại kinh đô Trường An, chẳng những là một tu viện của Hoàng Gia, mà còn là Thánh địa của Phật giáo lúc đó. Năm 873 vua Đường Hi Tông dời Xá Lợi Phật về chùa Pháp Môn và ban lệnh niêm phong táng dưới địa cung của một bảo tháp trong chùa từ đó. Trước đó, vua Đường Hiến Tông, trong khi trị vì đã bảy lần tổ chức cung nghinh Phật Cốt từ Lạc Dương về Trường An.

Việc làm trên đã bi. Hàn Dũ cực lực phản đối.. Vì yêu tài một văn hào, nhà vua chỉ đầy ông ta tới Triều Châu mà thôi. Năm 1989, Pháp sư Tịnh Vân thuộc Hội Phật Quang Sơn Đài Loan, nhân chuyến về Hoa Lục thăm quê, đã cùng một phái đoàn tới chùa Pháp Môn, chiêm bái di cốt thật của Đức Phật. Trở về Đài Loan, tháng 6-2000 nhà sư đã viết thư cho Lý Ngọc Linh, Hội trưởng Hội từ thiện người Mỹ gốc Hoa, đồng thời cũng cậy nhờ Liễu Chính Hào, Bộ trưởng Pháp Vụ Đài Loan, can thiệp với Trung Cộng, rước Xá Lợi Chỉ từ Tây An sang Đài Loan, để Phật tử được chiêm bái. Thỉnh nguyện trên đã được chủ tịch Trung Cộng là Giang Trạch Dân đồng ý, cho phép rước Xá Lợi Phật từ Tây An sang Đài Loan một thời gian.

Do trên ngày 21-2-2002, nhằm ngày mồng mười tháng giêng năm Nhâm Ngọ, một Ủy Ban Phật Pháp Đài Loan, đông tới 300 người, đã sang Hoa Lục để cung đón Xá Lợi Phật.

Chiều ngày 22, chùa Pháp Môn, Tây An đã tổ chức lễ cung tống Xá Lợi Phật. Trong buổi lễ, có tới 40 vị pháp sư và hơn 600 vị cao tăng, đại đức, cư sĩ của hai phía tham dự, hành lễ cực kỳ trang trọng.

Qua tường thuật của nhà báo Tăng Tịnh Y, cũng là người giới thiệu chương trình của đài Phượng Hoàng, đăng trên Tuần san Châu Á số ra ngày 10-3-2002. Theo đó, ta biết máy bay của Hãng Càng Long, Hồng Công phụ trách vận tống 'Xá Lợi Phật Chí từ Tây An tới Đài Loan vào ngày 23-2-2002. Riêng Đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Công, được giao nhiệm vụ, truyền hình trực tiếp, suốt cuộc hành trình rước Xá Lợi Phật. Máy bay khởi hành từ 9 giờ sáng ngày 23-2-2002 tại phi trường Hàm Dương, Trung Quốc, ngừng lại sân bay Hồng Công tượng trưng 45 phút, sau đó tiếp tục bay và đúng 1 giờ 30 phút chiều cùng ngày, đáp xuống sân bay Trung Chính, Đài Bắc, Đài Loan.

Theo lời nhà báo họ Tăng, thì trong mấy tháng qua tại cố đô Tây An, trời gần như bị hạn hán không có một giọt mưa. Nhưng kỳ diệu thay, sau khi lễ cung tống Xá Lợi chấm dứt, thì trời đất nổi mưa như trút nước. Người trong thành Tây An, cho rằng đó là nước cam lồ.

Theo Pháp sư Mãn Liên, Phân viện trưởng Hội Phật Quang Sơn Đài Loan tại Hồng Kông cho biết, vì hai nước Trung Cộng, Đài Loan chưa có bang giao, nên hàng không của hai phía không thể qua lại được, vì vậy hãng hàng không Càng Long của Hồng Kông phải đảm trách. Đào Truật Nhân, Phó Hội trưởng Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc, cũng là Phó Trưởng đoàn hộ tống Xá Lợi Phật, cho biết vì lý do bảo vệ, nên từ khi Xá Lợi Phật được đem từ địa cung lên, được nhà nước Trung Cộng cất giữ Linh Cốt Phật, trong một ngân hàng vàng tại Tây An. Ngày 22 Xá Lợi Phật được thỉnh về chùa Pháp Môn và ngay trong đêm, linh cốt Phật được đem gắn vào một chiếc hộp thủy tinh, có thể chống được đạn. Hộp được đặt giữa một kim tháp, cũng là một văn vật, được chọn lựa trong hàng ngàn báu vật của Kho Báu Vật tại cố cung Bắc Kinh.

Có hơn 100.000 người chờ sẵn tại sân bay, để cung nghinh linh cốt Phật. Tất cả Đài Bắc hôm đó, hầu như chỉ có một màu vàng cờ Phật. Nhiều nhà đặt bàn thờ ở hai bên lộ, trên tuyến đường rước Phật Xá Lợi Chỉ ngang qua. Tất cả mọi người vẫy cờ Phật, chắp tay chiêm bái. Cảnh tượng đúng như lời bình của Tuần San Châu Á: 'Tín ngưỡng tôn giáo, đã vượt qua những phân kỳ chính trí. Và đúng như nhà Phật đã nói: 'Nhân duyên câu túc'. Đây là lần đầu tiên, trong bao nhiêu năm ngăn cách, có một sự giao lưu giữa eo biển Đài Loan. Như nước tự chảy về sông biển, Linh Cốt của Đức Phật cũng nhờ dòng nước xuôi buồm từ chốn ngàn trùng tới Đài Bắc. Đó không phải là sự linh ứng của Phật hay sao?

4-HÀNH HƯƠNG XỨ PHẬT MIỀN THIÊN TRÚC:

Bang Bihar nằm về phía đông bắc Ấn Độ, có diện tích bằng nửa VN nhưng dân số lên tới 90 triệu người. Đây là bang được xem như nghèo nhất của nước này vì khí hậu khô hạn và bất thường, không thích hợp với một quốc gia sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Tại biên giới Ấn, Népal dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn, cách Bihar chừng 300 km về phía bắc, có thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nơi ra đời của Đức Phật Thích Cạ Riêng tại bang Binar từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới, vì có tới ba thánh địa của Phật Giáo như Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là nơi mà 2500 năm trước đây, Đức Phật Thích Ca đã đắc đạo dưới cội bồ đề. Thành Kushinagar (Câu Thị Na) nơi Phật nhập niết bàn và Vườn Lộc Uyển (Sarnath) là chốn mà Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên, sau khi đắc đạo. Tuy mang tiếng là quê hương của Đức Phật và là vùng đất có nhiều thánh địa, thánh tích, thiền viện quan trọng và nổi tiếng nhất thế giới nhưng tới nay, số tín đồ Phật Giáo tại hai nước Népal, Ấn Độ, chỉ chiếm một tỉ lệ quá thấp, không vượt quá 2%.

BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (BODH GAYA):

Tuy không phải là thủ phủ của bang Bihar (Patna) mà chỉ là một quận nhưng Gaya lại được cả thế giới biết tới qua du lịch, hành hương tại ba thánh địa của Phật giáo. Từ năm 2003, Gaya đã có một phi trường quốc tế nhưng do giá vé rất mắc mỏ, nên hàng tuần, chỉ có một chuyến bay thẳng của Hãng Hàng Không Ấn Độ, từ Bangkok tới Gaya.

Bồ Đề Đạo Tràng hiện nay là một thánh địa lớn nhất của Phật Giáo, hằng năm thu hút hàng triệu khách hành hương, du lịch, không riêng gì Á Châu mà có cả Âu, Mỹ, Phi, Úc.. tìm tới đây để tận mắt chiêm ngưỡng các di tích xa xưa của một trong những nền văn hóa lớn nhất của hoàn cầu. Thánh tích ngày nay nằm cách khu phố cổ Gaya chừng 12 km về hướng bắc và thủ phu? Patna của bang Bihar khoảng 106 cây số. Dù chỉ là một thị trấn nhỏ nhưng Bodh Gaya rất nhộn nhịp và đầy đủ tiện nghi, từ nhà bưu điện, ngân hàng, khách sạn, chợ búa, các công ty du lịch.. cho tới những cơ sở dịch vụ internet. Do thời tiết khắc nghiệt trong vùng, nóng quá độ còn lạnh thì chết người, nên hành hương, du lịch chỉ nở rộ từ tháng 10 đến tháng 2 mà thôi.

Bồ Đề Đạo Tràng tới nay là một địa danh đã có bề dầy lịch sử hơn 2500 năm. Đây là khoảng không gian rộng lớn, liên quan mật thiết tới cuộc đời tu và hành đạo của Đức Phật, từ khi Ngài quyết định, từ bỏ lối tu hành xác của các giáo sĩ Bà La Môn, tới khi giác ngộ được chân lý dưới cội bồ đề. Theo tiến sĩ học người Ấn là D.C.Ahir, thì chính đại đế Ashoka (A Dục) là người đã khai sinh ra thánh địa nổi tiếng này vào năm 259 trước tây lịch, sau một lần tới hành lễ. Từ đó trong suốt 1500 năm, nơi này đã thu hút không biết bao nhiêu là khách hành hương. Năm 250 trước TL, chính Ngài đã cho xây ngôi đền thờ Phật đầu tiên tại thánh địa. Hiện nay còn lưu lại nhiều di tích quan trọng tại chỗ như Tháp Đại Giác, Cội Bồ Đề, Kim Cương Tòa, dòng sông Ni Liên cùng với một số di tích liên quan tới bảy 'tuần thất' của đức Phật sau khi giác ngộ. Nhờ những đồng tiền vàng chôn quanh quẩn khu vực, có ghi niên lịch nên các nhà khảo cổ đã xác định được thời gian xây cất. Nói chung thánh tích hiện còn tồn tại, tất cả hầu như đều đã trải qua nhiều lần bị tàn phá, rồi trùng tu dưới nhiều triều vua chúa Ấn Độ.

Cũng theo tài liệu dẫn trên, ta biết chính vua Brahmin của xứ Bengal, vì kỳ thị Phật giáo, nên vào năm 600 sau TL, đã ra lệnh hủy hoại tất cả đền tháp ở vùng nay, kể cả cây bồ đề nguyên thủy mà Đức Phật đã thiền định. Nhưng năm 620 sau TL, một vị vua sùng đạo Phật tên Raja Purna Varmar đã cho trồng lại cây bồ đề từ một cây con, xây lại bửu tháp và xây tường cao 7m để bảo vệ. Về sau, thánh địa lại nhiều lần bị người Hồi và Bà La Môn đốt phá, cuối cùng suy tàn theo đạo Phật trên đất Ấn từ thế kỷ 13 sau TL.

Năm 1811, tiến sĩ Buchanan Hamilton, một nhà khảo cổ người Anh, đã phát hiện ra Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng, trong tình trạng đổ nát. Nhưng nhờ một nhà khảo cổ nổi tiếng của thế giới là Cunningham, vào năm 1871 đã vận động với thế giới, trùng tu và làm sống lại Thánh địa của Phật Giáo. Cũng từ đó, Bồ Đề Đạo Tràng được người Ấn Độ giáo điều hành. Chính nhà khảo cổ trên, đã chiết một cây bồ đề con từ gốc bồ đề nguyên thủy trồng tại Tích Lan, đem về trồng ở Bồ Đề Đạo Tràng và đã tồn tại tới ngày nay. Năm 1949 Ấn được độc lập nên thánh địa lại do bang Bihar quản trị. Năm 1952, chính phu? Liên Bang Ấn mới chính thức thành lập một Ủy Ban Quản Trị ( gồm 4 tu sĩ Phật và 4 tu sĩ Ấn giáo), điều hành và trách nhiệm gìn giữ bảo vệ các di tích lịch sử trên. Tháng 6-2002 cơ quan Unesco chính thức thừa nhận Tháp Đại Giác là một kỳ quan của nhân loại.

Bodh Gaya hiện tại, không khác gì một Liên Hiệp Quốc Phật giáo, vì đã có rất nhiều chùa chiền đủ quốc tịch Nhật Bản, Trung Cộng, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Népal, Tây Tạng, Đài Loan, Tích Lan..tập trung trong khu vực, quanh quẩn Tháp Đại Giác. Năm 1987, VN Phật Quốc Tự được khởi công và hoàn thành vào năm 2003, trên một khuôn viên rộng 3 ha, cách tháp Đại Giác chừng 2 km.

Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật ra đời: Lâm Tỳ Ni thuộc quận Basti của nước Népal, nơi mà cách đây hơn 2500 năm Đức Phật Tổ đã chào đời. Dựa theo tác phẩm 'Lịch sử văn minh' của sử gia Will Durant, ghi lại truyền thuyết về sự ra đời của Đức Phật, cũng như gia thế của Ngài., trong đó có địa danh Lâm Tỳ Ni đi vào thiên cổ.

Năm 250 trước TL, hoàng đế A Dục (Ashoka), trong khi du hành các thánh tích của Phật Môn, đã cho dựng một bia đá và bức tường bao quanh, ghi lại chuyến công du của mình. Tại Lâm Tỳ Ni còn có đền thờ của hoàng hậu Maya, xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Tl và một bia đá, khắc họa Phật Đản Sinh. Thế kỷ thứ 7 sau TL, nhà sư Huyền Trang khi tới Thiên trúc thỉnh kinh, có ghé thăm Lâm Tỳ Ni, ghi lại trong bút ký rằng tượng đá do vua A Dục dựng vẫn còn nhưng đã bị hư hại theo thời gian. Sau đó Lâm Tỳ Ni đã chìm trong bóng tối quên lãng suốt 10 thế kỷ biển dâu.

Năm 1895, tiến sĩ người Đức là Alois Fuhre, cũng là một nhà khảo cổ. Trong một cuộc khai quật, đã tìm thấy cột đá của vua A Dục, dù bị chôn vùi trong lòng đất bao nhiêu thế kỷ nhưng mầu nhiệm thay, những hàng chữ Brahmi và Prakrik năm xưa vẫn in đậm nét trên thân trụ: 'Đây là nơi sinh của Đức Phật, nên vùng Lâm Tỳ Ni được miễn thuế, còn mức lợi tức thì giảm còn 1/8..Tuy nhiên, dù phát hiện được một nơi chốn quan trọng hàng đầu của Phật giáo, nhưng phương tây vẫn không giúp gì để làm hồi sinh thánh tích Lâm Tỳ Ni. Năm 1967, U Thant người Miến Điện, đắc cử chức vu. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, tới viếng thánh tích và sau đó kêu gọi các nước giúp đỡ, làm hồi sinh phát triển Lâm Tỳ Ni. Kế hoạch được 13 quốc gia hưởng ứng, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ đóng góp tài chính và giao cho một kiến trúc sư người Nhật, là giáo sư Kenzo Tenge thực hiện các kế hoạch xây dựng tu viện, nhà bảo tàng, kể cả con đường dẫn tới Lâm Tỳ Ni.

Trong sự làm hồi sinh Lâm Tỳ Ni ngày nay, phải nhắc tới công lớn của một nhà sư VN là Thượng Tọa Huyền Diệu, người khai phá VN Phật Quốc Tự tại Bồ Đề Đạo Tràng. Chính ông là người từ năm 1987 đã vận động với quốc vương Népal cùng Thủ Tướng nước này, xin cấp đất dựng chùa VN, đồng thời đã đi chu du nhiều quốc gia Phật giáo Châu Á, kêu gọi xây dựng chùa tại Lâm Tỳ Ni. Do trên tới nay, đã có 17 ngôi chùa của các nước Nhật, Đại Hàn, Trung Cộng, Thái Lan.. cũng như các trung tâm văn hóa Phật Giáo xây dựng tại đây. Riêng ngôi chùa VN dù nay chưa hoàn thành, đã nằm trong một khu đất gần nơi ra đời của Đức Phật.

Tuy vậy Lâm Tỳ Ni vẫn chưa khởi sắc là một trung tâm du lịch như Bồ Đề Đạo Tràng, dù đã có một vài khách sạn nhỏ của người Nhật hay Tích Lan. Do trên, hầu hết du khách hay khách hành hương đều cư ngụ tại Sunauuli hay thị trấn Bhairahawa cách Lâm Tỳ Ni chừng 20 km. Đây là một xứ Phật duy nhất trên thế giới, vì tất cả đều có dính dấp tới nhà Phật, như quốc lô. Tất Đạt Đa (Siđhartha highway), khách sạn Niết Bàn (Nirvana hotel), hãng hàng không Đức Phật (Buđha Air)..Thị trấn tuy nhỏ hẹp nhưng có đủ khách sạn, hàng ăn, cửa hàng buôn bán kể cả cơ sở lo dịch vụ internet. Ngoài ra còn có một sân bay nối liền với kinh đô Népal là Kathmandu. Trong khu vực Lâm Tỳ Ni còn một di tích lịch sử cũng quan trọng, đó là Hồ Pushkarni, tương truyền là nơi hoàng hậu Maya đã tắm trước khi sinh Thái Tử Tất Đạt Đa. Hồ được trùng tu vào năm 1933 hình vuông nhưng theo truyền thuyết nguyên thủy có hình tròn hoặc chữ nhật.. Trong khu vực này, khang trang hơn hết là ngôi chùa của Trung Cộng xây theo mô hình Thiếu Lâm Tự với kinh phí hơn 5 triệu đô la, trong đó tại Bồ Đề Đạo Tràng, chùa Phật của Trung Cộng rất khiêm tốn. Điều này đã nói lên Trung Cộng chỉ phô trương chính trị, vì bang giao giữa Ấn Trung chỉ ngoại giao, trong lúc tại Népal, cộng sản theo Maoit.

5- Nước Phật trên đất Âu Châu:

Tại Âu Châu, chính những nhà truyền giáo theo chân các đoàn quân viễn chinh Anh, Pháp, Bồ, Y Pha Nho, Hòa Lan.. là các nhân vật đầu tiên tiếp xúc với Phật Giáo Á Châu., từ thế kỷ thứ XIII nhưng chính triết gia Pháp là Eugène Burnouf (1801-1852), được đánh giá là người Âu đầu tiên có công trình nghiên cứu Phật giáo một cách nghiêm túc đứng đắn của một học giả, qua các bản kinh Phật gốc viết bằng các cổ ngữ Ấn như Pali, Sanskrit, Tây Tạng.. Về sau có rất nhiều học giả lỗi lạc, tiếp tục các công trình nghiên cứu quy mô hơn nhưng họ vẫn đánh giá cao tác phẩm mở đường vào Phật giáo của Burnouf.

Nhưng chỉ mấy chục năm sau, Âu Châu đã nở rộ phong trào nghiên cứu các tông phái Phật giáo đương thời, gồm các học giả, trí thức trong ba trường chính, thuộc các nước Anh Đức (chuyên về kinh tạng Pali), Pháp, Bỉ (về PG Ấn qua tiếng Sanskrit và PG Trung Hoa, Tây Tang) và Nga (PG Ấn, Trung và các quốc gia Á Châu).

Năm 1819, triết gia Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860) qua tác phẩm 'thế giới là ý chí và biểu tượng', đã tạo một ảnh hưởng sâu sắc tại Âu Châu, qua phong trào cổ xúy PG Âu Châu trong suốt thời gian đầu của thế ky? XX. Rồi thì K.E Neumann (Bỉ), George Grimm và Paul Dahlke (Đức), Edwin Arnold (Anh)..đưa Phật giáo từ một học thuyết nghiên cứu, trở thành một tôn giáo đương thời. Năm 1901 Thượng Tọa Nyanatiloka đã xây dựng một tu viện tại Tích Lan, để đào tạo các vị tu sĩ Âu Tây. Cũng từ đó, mà bắt đầu là PG nguyên thủy và kinh tạng tiếng Pali được phổ quát rộng rãi khắp nơi nhưng phải đợi tới năm 1960, giai đoạn Phật giáo phổ cập, chính thức thu hút nhiều tín đồ trong mọi giai cấp. Từ sau năm 1975 tới nay, cho thấy rõ sự chuyển hướng của PG tại Âu Châu, phần lớn là do một số tín đồ PG là người tị nạn cộng sản tại các nước và trên hết là công lao hoằng pháp của các vị đại sư Nhật, Tây Tạng, Nam Á và chính những thượng tọa, tu sĩ người Âu. Đặc điểm của PG Âu Châu là thực hành tu trì hơn là bàn cãi lý thuyết suông.

Tóm lại PG đối với họ là một phương tiện, để chuyển hóa đời sống tinh thần hữu hiệu và thiết thực, đối với đa số người Âu Tây sống trong cuộc xô bồ vật chất.

Samyeling, tu viện Phật giáo đặc biệt tại Scotland: Năm 1995, tu viện PG Đại Thừa Samyeling của người Scotland, nằm về phía tây thành phố Lockerbie, trên đảo Holy Island, kỷ niệm năm thứ 25 thành lập. Tu viện ngoài việc tu luyện và chiêm bái Phật pháp, còn giúp cho nhiều thành phần trong xã hội làm lại cuộc đời như cai nghiện ma túy hoặc chuyển đổi cuộc sống sa đọa thành người lương thiện. Đây cũng là một sự lạ lùng vì ai cũng biết người Anh, Ái, Scotland rất bảo thủ, bao đời chỉ có đạo Thiên Chúa, Tin Lành hay Anh giáo.. nay bỗng dưng hoan hỉ đón nhận một tôn giáo ngay trên đất nước mình.

Từ một khu trại bỏ hoang của công ty Johnstone House Trust của người Anh bán lại năm 1963, hai đại sư tị nạn cộng sản Tây Tạng là Trungpa Tulku và tiến sĩ Akong Tulku Rinpoche, đã bỏ tiền bạc cũng như công sức, biến thành một trung tâm PG Đại Thừa theo kiểu Tây Tạng, vừa là chốn tu hành, đồng thời cũng là một tu viện nổi tiếng hiện nay. Nhiều người Âu giàu có đã giúp đỡ nhà chùa xây dựng các cơ sở từ thiện như phòng dạy mỹ thuật, dạy cách chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền, lập vườn trồng các cây thuốc Đông phương và chữa bệnh miễn phí.. Đặc biệt ở đây không bắt buộc mọi người phải theo hay tu đạo Phật, sau một năm thụ huấn tại trung tâm.

Ngày nay ai tới chốn này, trước cảnh trời mây non nước muôn trùng, cũng bỗng thấy mình khác nào những cánh chim bay, những áng mây trắng và chớp mắt tất cả, ta cũng như đời cùng khuất dần trong cõi xa mù.

Hơn mấy ngàn năm trước, Phật Tổ Như Lai trong lúc xuôi ngược tìm chân lý trên dòng sông thiêng của đất nước, qua lớp cát phù trầm, đã sớm nghỉ tới bể khổ của cuộc đời, thật 'hằng ha sa số. Chí lý thay về một khái niệm so sánh, giữa cái khổ của đời và cái nhiều như cát sông Hằng, như vậy biết lấy gì để mà trang trải, họa chăng chỉ có tu niệm và thành khẩn, để cho lòng nhẹ tếch theo gió, họa chăng mới thoát được bể khổ cuộc đời.

Xưa nay con người lúc nào cũng mơ mộng tìm kiếm sự bất tử. Mới đây người Mỹ đã tuyên bố tìm ra rồi, khi tiến được hai bước quan trọng trong việc thực hiện giấc mơ trên, đó là sự lấy ra và làm đông lạnh tế bào tinh hoàn, mà các nhà khoa học gọi là sự bất tử bằng sinh học. Câu chuyện làm ta nhớ lời Phật dạy :

'trong lúc tịnh tâm, nghĩ về điều thiện, điều lành, thì sẽ giúp cho con người sống khỏe, sống vui. Còn nếu cứ nghĩ tới cái xấu, điều ác, lập tức tim co thắt, máu lên cao và có thể quý, Đó chính là quán chiếu bát nhã sâu xa, có thể độ nhất thiết khổ ách. Phật nghĩ vậy nên 2500 qua đã trường sanh bất tử mà không cần phải tìm kiếm sự khổ lụy.

Mùa Phật Đản 2004